Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ và nên là thức ăn đầu tiên đối với tất cả trẻ em. Sữa mẹ không cần phải pha, dễ tiêu hóa và giúp bé chống lại các bệnh nhiễm trùng. Tất cả các bé nên được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên
Nhiều bà mẹ cho biết việc cho con bú giúp họ giải tỏa căng thẳng và tạo ra một sự kết nối đặc biệt với con mình. Những người khác lại cảm thấy việc cho con bú giúp họ phần nào kiểm soát được sự phát triển hoặc sức khỏe của trẻ
Sữa mẹ - cho trẻ sức đề kháng tốt nhất

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cho tất cả trẻ đủ tháng khoẻ mạnh, do sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Để có đủ lượng sữa mẹ, các bà mẹ cần đảm bảo ăn uống theo một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ dưỡng chất.


Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng về dị ứng hô hấp và bệnh chàm sau này. 


Với nhiều lý do khác nhau, do hoàn cảnh về cá nhân, hoàn cảnh xã hội hoặc tình trạng bệnh lý, một số bà mẹ không thể cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Các trẻ này cần được nuôi bằng các loại sữa công thức đảm bảo chất lượng. Việc cho ăn dặm có thể được bắt đầu sớm nhất là khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc bú sữa mẹ vẫn có thể được duy trì trong 2 năm hoặc lâu hơn.


Lượng sữa cần phải trẻ bú bình quân trong năm đầu tiên


Cách tốt nhất để cho trẻ bú là cho trẻ bú tối đa theo nhu cầu. Nếu trẻ quấy khóc và đã không bú trong hơn hai tiếng đồng hồ thì chắc chắn đã đến lúc bạn phải cho trẻ bú rồi đấy.

Khái niệm cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, thật khó đánh giá hết lợi ích của sữa mẹ. Sữa mẹ chứa sự cân bằng hoàn hảo các dưỡng chất giúp bé chống lại sự nhiễm trùng. Các dưỡng chất sẽ giúp trẻ tránh được những bệnh thường gặp của trẻ và hồi phục sức khỏe nhanh hơn sau khi ốm. Đối với hầu hết trẻ, việc bú mẹ là một phản ứng tự nhiên. Những trẻ khác cần sự giúp đỡ chút ít từ người mẹ. Ở đây chúng tôi đưa ra lời khuyên dễ hiểu, đơn giản để giúp bạn và trẻ cùng bắt đầu quen với việc cho trẻ bú mẹ. Nếu bạn cảm thấy cần sự hỗ trợ và lời khuyên nhiều hơn, hãy hỏi sự tư vấn từ chuyên gia về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Chuyên viên chăm sóc sức khỏe của bạn hoặc các y tá nơi bạn sinh con cũng có thể giúp bạn tìm được chuyên gia về lĩnh vực này trong khu vực bạn sinh sống.


Sữa non - Sữa đầu tiên của mẹ


Ngay khi trẻ được sinh ra, và trong vòng ba đến bốn ngày sau đó, bầu vú của người mẹ sẽ sản sinh ra sữa non. Sữa non thường đặc hơn sữa mẹ bình thường và luôn chứa đầy các dưỡng chất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Dòng sữa non thường chậm, giúp trẻ sơ sinh tập bú, nuốt và thở cùng lúc dễ dàng hơn. Tới ngày thứ năm, trẻ hầu như sẽ làm chủ được nhịp bú mẹ và nguồn sữa mẹ sẽ tăng lên để phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của trẻ.

Bú đúng tư thế


Trẻ sơ sinh có thể bú ngay khi người mẹ cho trẻ tiếp xúc với bầu vú của mình. Nếu trẻ chưa bú được, các bà mẹ cũng đừng thất vọng. Để cho bú đúng tư thế, cần đặt miệng của trẻ ngặm qua núm vú khoảng 2.5-3.5 cm. Theo cách này, trẻ sẽ bú được nhiều sữa nhất và người mẹ hầu như không cảm thấy đau núm vú.

Nếu trẻ không mở rộng miệng, người mẹ hãy dùng núm vú của mình cọ nhẹ vào môi dưới của trẻ. Hãy lặp lại hành động này cho tới khi trẻ mở rộng miệng. Sau đó, nhanh chóng áp trẻ vào bầu vú người mẹ sao cho mũi, má và cằm của trẻ đều tiếp xúc được bầu vú người mẹ. Như vậy trẻ sẽ bắt đầu bú sữa mẹ.

Bú đúng tư thế – Cách ẵm để trẻ bú đúng cách

Trẻ sơ sinh có thể bú ngay khi người mẹ cho trẻ tiếp xúc với bầu vú của mình. Nếu trẻ chưa bú được, các bà mẹ cũng đừng thất vọng. Để cho bú đúng tư thế, cần đặt miệng của trẻ ngậm qua núm vú khoảng 2.5-3.5 cm. Theo cách này, trẻ sẽ bú được nhiều sữa nhất và người mẹ hầu như không cảm thấy đau núm vú.

4 bước để cho trẻ bú đúng cách

Đặt khuôn mặt và cơ thể của bé đối diện với người mẹ, với phần đầu ngang với bầu vú mẹ.
Nhẹ nhàng nâng và giữ bầu vú mẹ bằng các ngón tay ở dưới và ngón cái ở trên, cách xa quầng vú (là quầng thẫm màu xung quanh núm vú).
Dùng núm vú chạm nhẹ vào môi dưới của bé cho tới khi bé mở rộng miệng.
Nhanh chóng cho trẻ áp vào bầu vú sao cho mũi, má và cằm cùng chạm nhẹ vào bầu vú. Nếu lỗ mũi của trẻ bị che khuất, đẩy mông trẻ lên phía trên và sát vào người mẹ hơn, nhờ vậy đầu trẻ sẽ ngửa nhẹ ra sau.

Tư thế đúng để trẻ bú được nhiều

Nếu bạn hình dung có thể vẽ một đường thẳng từ tai tới vai rồi đến hông của trẻ thì trẻ của bạn đã ở trong tư thế cho bú đúng cách. Trẻ sẽ ngày càng bú nhiều hơn sau lần bú đầu tiên, bạn nên đổi bên bầu vú mỗi lần cho trẻ bắt đầu bú.

Nhận biết cơn đói cùng tần suất và lượng sữa cần cho trẻ bú


Việc trẻ khóc có thể là dấu hiệu báo cho biết trẻ đói nhưng cũng có cả những dấu hiệu khác. Khi trẻ có những cử động muốn bú hoặc cho ngón tay vào miệng – thậm chí cả khi trẻ đang ngủ – là trẻ muốn báo cho bạn biết trẻ muốn bú. Tốt nhất hãy cho bú khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo. Bạn cũng có thể giúp đánh thức trẻ bằng cách chơi với trẻ, thay tã cho trẻ hoặc nói chuyện với trẻ trước khi cho bú.

Trẻ sơ sinh thường đói khoảng 6 đến 10 lần trong vòng 24 giờ. Khi trẻ lớn hơn, dạ dày của trẻ cũng to hơn, vì vậy lượng sữa trẻ bú một lần sẽ nhiều lên và số lần trẻ đòi bú sẽ giảm đi.

Kích thích cho trẻ bú


Nếu trẻ không mở rộng miệng, người mẹ hãy dùng núm vú của mình cọ nhẹ vào môi dưới của trẻ theo chiều hướng xuống dưới. Hãy lặp lại hành động này cho tới khi trẻ mở rộng miệng. Sau đó, nhanh chóng áp trẻ vào bầu vú người mẹ sao cho mũi, má và cằm của trẻ đều tiếp xúc được bầu vú người mẹ. Như vậy trẻ sẽ bắt đầu bú sữa mẹ

Đáp ứng nhu cầu của trẻ – Cách nhận biết khi nào trẻ đói


Việc trẻ khóc có thể là dấu hiệu báo cho biết trẻ đói nhưng cũng có cả những dấu hiệu khác. Khi trẻ có những cử động muốn bú hoặc cho ngón tay vào miệng – thậm chí cả khi trẻ đang ngủ – là trẻ muốn báo cho bạn biết trẻ muốn bú. Tốt nhất hãy cho bú khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo. Bạn cũng có thể giúp đánh thức trẻ bằng cách chơi với trẻ, thay tã cho trẻ hoặc nói chuyện với trẻ trước khi cho bú.

Chuyển bầu vú


Để giữ cho việc cung cấp sữa ổn định ở cả hai bầu vú, một điều quan trọng là người mẹ cần luân phiên chuyển bầu vú khi cho trẻ bú. Hãy bắt đầu cho trẻ bú ở bên bầu vú không được bú cuối cùng trong lần cho bú gần nhất. Sau 5 hoặc 10 phút, cố gắng cho trẻ ợ hơi bằng cách cọ xát hoặc vỗ nhẹ vào lưng, sau đó chuyển cho trẻ bú bên bầu vú còn lại cho đến khi trẻ ngưng. Nếu trẻ không chịu bú bên bầu vú còn lại thì hãy cho bé bú bầu vú đó lúc bắt đầu lần bú sau.

Khi người mẹ cần rút núm vú ra khỏi miệng trẻ, việc quan trọng là phải ngừng động tác bú. Người mẹ chỉ cần nhẹ nhàng đút một ngón tay vào khoé miệng trẻ trước khi tách trẻ ra khỏi bầu vú mẹ.

Thời gian cho bú – khi nào đánh thức trẻ dậy để cho bú


Vào ban ngày, nếu 3 tiếng đã trôi qua tính từ lúc trẻ bú gần nhất, hoặc nếu bầu vú của người mẹ căng đầy, thì cần đánh thức trẻ dậy để cho bú. Nói chuyện, xoa hay vỗ nhẹ vào người trẻ, thay tã hoặc thay quần áo cho trẻ sẽ giúp đánh thức được trẻ dậy. Thường có thể mất 5 tới 10 phút để trẻ tỉnh táo hoàn toàn, nhưng như vậy luôn sẽ giúp trẻ bú được nhiều hơn.

Nếu trẻ có các dấu hiệu đói bụng – cho dù mới bú 1 tiếng trước – thì cũng cứ cho trẻ bú lại. Đôi khi có những trẻ thích “bú gộp” trước khi ngủ. Điều đó không có nghĩa là do mẹ ít sữa mà chỉ là một thói quen bú mẹ hết sức bình thường.

Ngoài ra, nếu một hoặc cả hai bầu vú trở nên căng tức giữa các lần cho bú, người mẹ hãy dùng dụng cụ hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay để làm giảm bớt sự căng tức này.

Các tư thế cho bú


Bế ngang

Người mẹ ngồi trong một chiếc ghế thoải mái có chỗ dựa lưng và để tay. Người mẹ không nên cong vai. Dùng tay giữ bầu vú theo kiểu chữ C khum hình chén. Đặt bụng trẻ ngang với bụng mẹ, bụng áp sát bụng. Đầu trẻ nên được đặt trong lòng khuỷu tay, còn miệng trẻ nên được đặt trực tiếp trước núm vú của người mẹ. Sử dụng một chiếc gối lót dưới tay người mẹ. Nếu được đặt đúng tư thế, cơ thể của trẻ sẽ hình thành một đường thẳng từ tai tới vai rồi xuống hông. Luồn tay dưới thấp của trẻ cho bám vào vùng quanh eo của người mẹ khi trẻ bú ở tư thế này.

Bú nằm

Đây là một tư thế thay đổi thoải mái khác, nhất là vào ban đêm hoặc khi ngồi không thoải mái. Người mẹ nằm nghiêng, sử dụng một chiếc gối để dựa lưng và một chiếc khác để gối đầu. Đầu và cổ người mẹ nên ở tư thế thực sự thoải mái khi được trụ bởi những chiếc gối. Hoặc người mẹ nằm nghiêng với một tay đỡ đầu và tay còn lại giữ bầu vú. Với tư thế này, hãy đặt một chiếc gối hoặc một chiếc chăn cuộn lại ở sau lưng trẻ. Đặt trẻ nằm cạnh người mẹ trên giường sao cho miệng trẻ đối diện ngay với núm vú của người mẹ.

Bế chéo ngang

Tư thế này thường được ưa thích bởi những bà mẹ gặp vấn đề trong việc cho bú và những bà mẹ với trẻ nhỏ quá hoặc sinh non. Tư thế này giúp mẹ thấy rõ bé bú hơn so với tư thế bế ngang truyền thống. Bế trẻ ngang người trong tay đối diện với bầu vú mà mẹ sẽ cho trẻ bú. Tư thế của trẻ sẽ giống như trong tư thế cho bú ngang, nhưng người mẹ sẽ dùng tay còn lại của mình để bế trẻ. Trẻ nên được đặt thẳng với bầu vú người mẹ, với cơ thể hướng về phía người mẹ. (Một số bà mẹ nhận thấy họ có thể ôm phần mông của trẻ vào phía trong cánh tay.) Khi trẻ mở rộng miệng, đặt bầu vú đủ xa để chóp mũi, má và cằm của trẻ đều chạm được vào bầu vú của người mẹ.

Bế như ôm bóng

Bạn bế trẻ trong tay giống như ôm một quả bóng. Tư thế này cho bạn thấy bé có đang bú tốt hay không. 

Tư thế này thường được những bà mẹ sau ưa thích:

- Có bầu vú to 
- Lo lắng về việc trẻ bú 
- Trẻ đẻ non hoặc nhỏ quá 
- Bị đau do sinh mổ
Đặt gối bên cạnh người mẹ để đỡ khuỷu tay mẹ và mông của trẻ. Để trẻ vào phần eo của người mẹ. Để đầu của trẻ vào lòng bàn tay nằm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ của người mẹ. Nếu trẻ cảm thấy không thoải mái, đặt lót một chiếc khăn mềm giữa tay người mẹ với đầu trẻ.

Cách biết xem trẻ đã bú đủ chưa


Ngay từ ban đầu, người mẹ sẽ biết con mình bú đủ sữa chưa nếu trẻ ngừng ra phân su (phân màu đen hoặc xanh đen thẫm đặc) sau 4 ngày, và bắt đầu ra phân màu vàng, sệt hoặc dạng hạt từ 3 lần trở lên trong một ngày.

Trong suốt tháng thứ nhất, trẻ sẽ đi tiểu 6 tới 8 lần và đi tiêu 2 lần mỗi ngày. Một khi sữa mẹ trở nên ổn định, trẻ sẽ tăng cân khoảng 18g một ngày trong suốt 3 tháng đầu. Từ 3 tới 6 tháng, tăng cân sẽ giảm dần còn khoảng 14g một ngày.

Những biểu hiện khi trẻ bú tốt

Đối với người mẹ điều này thật dễ: bầu vú căng trước khi cho bú và mềm sau khi cho bú. 
Còn đối với trẻ, đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bú tốt: 
Ngủ một vài tiếng sau khi bú 
Cứ 2 tới 3 tiếng lại bú một lần, ít nhất là 8 lần trong vòng 24 tiếng 
Một lần bú khoảng hơn 10 phút nhưng không kéo dài hơn 1 tiếng (song hãy để trẻ tự quyết định thời gian bú bao lâu mà không cần theo đồng hồ) 
Tạo cữ bú đều đặn trong ngày 
Bú đều cả 2 bầu vú 
Tỏ vẻ thỏa mãn và không còn đói sau khi bú.
Để được tư vấn về sữa vui lòng liên hệ: 01992111199

Tham khảo thêm
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/05/tinh-hinh-thi-truong-sua-bot-o-viet-nam.html
=> http://www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/sua-nhap-khau.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/thuc-trang-chat-luong-sua-tuoi.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/sua-bot.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/sua.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/07/sua-tuoi.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/sua-de.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/sua-de-tuoi.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/sua-non.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/tac-dung-cua-sua-non.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/07/nguoi-gia-nen-uong-sua-de.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/07/sua-danh-cho-ba-bau.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/chon-sua-nao-cho-con.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/07/vi-sao-tre-em-di-ung-voi-sua.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/nuoi-con-bang-sua-me.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/07/lam-dep-voi-sua-de-tuoi.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/10/thit-de.html 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung