Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Nhân Quyền

Nhân quyền, hay quyền con người (tiếng Anh: Human rights) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.
Nhân quyền được xem là một trong mười sáng kiến làm thay đổi thế giới, cùng với nông nghiệp, phân tâm học, thuyết tương đối, vắc xin, thuyết tiến hóa, World Wide Web, xà phòng, số không, và lực hấp dẫn.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của mình.

Theo quan điểm của các nhà triết học thời đại khai sáng của thế kỷ 17 và 18 thì các quyền không thể tước bỏ được là các quyền tự nhiên do Tạo hóa ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” các quyền này.


Các quyền không thể tước bỏ bao gồm quyền được sống, quyền tự do (các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do lập hội) quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ. Các xã hội dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền được xét xử công bằng, và còn lập nên các quyền chủ chốt mà bất kỳ chính phủ dân chủ nào cũng phải duy trì. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Ví dụ như điều sửa đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ không đưa ra quyền tự do tín ngưỡng hay tự to báo chí cho dân chúng. Điều sửa đổi bổ sung đó nghiêm cấm Quốc hội thông qua các luật vi phạm tới tự do ngôn lụân, tự do tín ngưỡng và quyền hội họp ôn hòa. Nhà sử học Leonard Levy đã phát biểu: “Các cá nhân có thể tự do khi chính phủ của họ không tự do”.


Các nội dung chi tiết và các thủ tục của luật pháp liên quan tới quyền con người cần phải thay đổi tùy theo xã hội, nhưng tất cả các nền dân chủ đều được giao trọng trách trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội lập hiến, lập pháp để bảo đảm cho các quyền con người đó.

Bộ luật cải cách, của Urukagina thành phố Lagash, được biết đến sớm nhất (khoảng năm 2350 TCN) đã nói đến những khái niệm về quyền ở mức độ nào đó, văn bản chính thức bộ luật đó của ông ta vẫn chưa được tìm thấy. 
Bộ luật cổ nhất hiện còn ngày nay là Neo-Sumerian Luật Ur-Nammu (khoảng 2050 TCN). Một số bộ luật khác cũng được ban hành ở Mesopotamia, gồm cả Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TCN) một trong những ví dụ điển hình nhất của loại tài liệu này. Nó có các luật, và hình phạt nếu những luật này bị vi phạm ở nhiều khía cạnh khác nhau, kể cả nữ quyềnquyền trẻ em, và quyền của nô lệ
Lời tựa của những bộ luật này viện dẫn sự đồng ý thiêng liêng của Thần của người Mesopotamian. Xã hội thường xuất phát từ nguồn gốc của nhân quyền trong các tài liệu tôn giáo. Kinh Vệ đàKinh ThánhKinh Koran và sách văn tuyển Luận Ngữ của Khổng Tử cũng trong số những tài liệu ra đời sớm đã nêu ra những vấn đề về nghĩa vụ, quyền, và bổn phận của con người.
Trụ Cyrus(hay Cyrus Cylinder) được cho là hiến chương đầu tiên của nhân quyền thế giới, " ra đời trước hiến chương Magna Carta hơn một ngàn năm". Một bản mẫu của trụ được Iran tặng cho Liên hiệp Quốc vào năm 1971. Trụ này có từ thời vua Cyrus II, tức Cyrus Đại đế (559 TCN - 530 TCN) - vị Hoàng đế sáng lập ra Đế quốc Ba Tư hùng mạnh. Tuy là một nhà chinh phạt hiển hách, ông cũng được ca ngợi về vấn đề nhân quyền. Sau khi đánh bại quân Babylon và chinh phạt luôn cả Đế quốc Tân Babylon, ông ghi nhận về chiến công lừng lẫy này qua Trụ Cyrus. Theo Trụ này, Hoàng đế Cyrus Đại Đế luôn tôn trọng các vị Thần trong tín ngưỡng của Babylon, phục hồi những ngôi đền ở kinh đô Babylon và giải phóng những thần dân ngoại lai thoát khỏi ách nô lệ. Những việc làm này của nhà vua đã trở thành biểu tưởng của sự khoan dung và kính trọng các tôn giáo khác. Trong Đế quốc Ba Tư, Hoàng đế Cyrus Đại Đế đặt ra luật pháp trị vì muôn dân, và trăm họ cảm thấy kính mến ông hơn là e sợ ông. Những ý tưởng của nhà vua Ba Tư về chính phủ có ảnh hưởng đến nhân quyền.

Hiến chương Magna Carta của người Anh lần đầu tiên được công bố năm 1215. Hiến chương này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thông luật (common law) và nhiều tài liệu liên quan đến hiến pháp như bản Hiến pháp Hoa Kỳ, đặc biệt là Đạo luật Nhân quyền (Bill of Rights), và nó được xem là một trong những tài liệu pháp lý quan trọng nhất trong lịch sử dân chủ. Hiến chương này cũng sớm có ảnh hưởng lớn đến quá trình lịch sử dẫn đến hiến pháp hiện nay. Hiến chương Magna Carta còn là một trong những tài liệu pháp lý đầu tiên tiết chế quyền lực của nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân nước đó. Hiện nay, giá trị còn tồn tại lớn nhất của nó là luật bảo thân (habeas corpus - thân xác thuộc về người). Quyền này phát sinh từ các điều 36, 38, 39 và 40 của Hiến chương Magna Carta năm 1215. Nó cũng bao gồm due process of law (luật tôn trọng tất cả các quyền hợp pháp của công dân).


Hội đồng Nhân quyền LHQ, được thành lập ở Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 (2005 World Summit) để thay thế Ủy ban Liên hiệp Quốc về Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights), có nhiệm vụ điều tra sự vi phạm nhân quyền. 

Hội đồng Nhân quyền là một tổ chức trực thuộc Đại Hội đồng Liên hiệp Quốc và báo cáo trực tiếp với tổ chức này. Nó được xếp dưới Hội đồng Bảo an. 
Bốn mươi bảy quốc gia trên một trăm chín mươi mốt ghế thành viên trong Hội đồng được bầu thông qua hình thức bỏ hiếu kín theo nguyên tắc đa số tương đối (trên 50%) ở Đại Hội đồng. 
Các thành viên phục vụ tối đa sáu năm và có thể bị đình chỉ nếu vi phạm nhân quyền. Hội đồng này được đặt ở Geneva và họp một năm ba lần; trường hợp khẩn cấp có thể có thêm các cuộc họp bổ sung. 
Hội đồng này còn có các chuyên gia độc lập (báo cáo viên) để điều tra các vi phạm nhân quyền và báo cáo lại cho Hội đồng. Hội đồng Nhân quyền có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của ICC.
30 Quyền con người cơ bản (Bản dịch của Defend the Defenders)

1 . Mọi người có quyền tự do và bình đẳng

Tự do có từ khi con người được sinh ra. Mọi người đều có tư tưởng và ý kiến riêng và phải được cư xử bình đẳng.
2 . Không phân biệt đối xử
Quyền này áp dụng cho tất cả mọi người , bất chấp mọi khác biệt.
3 . Quyền được sống
Chúng ta đều có quyền sống , đồng thời sống trong tự do và an toàn.
4 . Không nô lệ
Không ai có quyền buộc chúng ta làm nô lệ . Chúng ta cũng không thể buộc bất cứ ai làm nô lệ cho chúng ta.
5 . Không tra tấn
Không ai có quyền làm tổn thương hoặc tra tấn chúng ta.
6 . Tất cả chúng ta có quyền áp dụng pháp luật ngang nhau.
Tôi là một người giống như bạn.
7 . Tất cả chúng ta được bảo vệ bởi pháp luật
Pháp luật là như nhau cho tất cả mọi người . Nó phải đối xử với chúng ta một cách công bằng
8 . Xét xử công bằng bởi các phiên tòa công bằng
Tất cả chúng ta có thể yêu cầu luật pháp bảo vệ chúng ta khi chúng ta không được đối xử công bằng
9 . Không giam giữ bất công
Không ai có quyền bắt chúng ta vào tù mà không có một lý do chính đáng và giam chúng ta ở đó, hoặc đuổi chúng ta ra khỏi đất nước của chúng ta .
10 . Quyền được xét xử
Nếu chúng ta bị đưa ra xét xử thì phiên xử phải được công khai . Những người xét xử chúng ta không được để người khác ra lệnh cho họ phải làm gì.
11 . Chúng ta luôn vô tội cho đến khi chứng minh có tội
Không ai bị quy tội vì làm một cái gì đó cho đến khi nó được chứng minh có tội. Khi người ta nói chúng ta đã làm một điều xấu, chúng ta có quyền chứng minh điều đó không đúng.
12 . Quyền riêng tư
Không ai có quyền làm hại thanh danh của chúng ta. Không ai có quyền vào nhà, mở thư, làm phiền chúng ta hoặc gia đình của chúng ta mà không có lý do chính đáng .
13 . Tự do đi lại
Tất cả chúng ta có quyền sống bất cứ đâu mà chúng ta muốn trong đất nước của chúng ta và quyền đi lại như chúng ta muốn.
14 . Quyền tìm nơi an toàn để sống
Nếu chúng ta sợ bị đối xử tệ trong nước của chúng ta, tất cả chúng ta có quyền chạy đến nước khác để được an toàn .
15 . Quyền có quốc tịch
Tất cả chúng ta có quyền thuộc về một quốc gia nào đó.
16 . Hôn nhân và gia đình
Mỗi người trưởng thành có quyền kết hôn và có một gia đình nếu họ muốn . Đàn ông và đàn bà có quyền như nhau khi họ kết hôn cũng như khi họ ly hôn.
17 . Quyền sở hữu cá nhân
Mọi người đều có quyền sở hữu riêng hay sở hữu chung. Không ai được quyền tước đoạt mà không có lý do chính đáng.
18 . Tự do tư tưởng
Tất cả chúng ta có quyền tin vào những gì chúng ta muốn tin, quyền có tôn giáo, và quyền thay đổi nó nếu chúng ta muốn
19 . Tự do ngôn luận
Tất cả chúng ta có quyền tạo thể hiện tư tưởng của mình, quyền suy nghĩ những gì mình thích, quyền nói những gì mình nghĩ, và quyền chia sẻ những ý tưởng của mình với những người khác
20 . Quyền tụ hợp nơi công cộng
Tất cả chúng ta có quyền gặp gỡ bạn bè của chúng ta và làm việc cùng nhau một cách ôn hòa để bảo vệ quyền của mình. Không ai có thể buộc chúng ta tham gia vào một nhóm nếu chúng ta không muốn .
21 . Quyền dân chủ
Chúng ta đều có quyền tham gia vào chính phủ. Mỗi người trưởng thành có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của mình.
22 . Quyền hưởng an sinh xã hội
Tất cả chúng ta có quyền hưởng nhà ở giá rẻ, y học, giáo dục, chăm sóc trẻ em , đủ tiền để sống và trợ giúp y tế nếu chúng ta bị bệnh hoặc già .
23 . Quyền của công nhân
Mỗi người trưởng thành có quyền làm một công việc , một mức lương công bằng cho việc đã làm và tham gia công đoàn.
24 . Quyền nghỉ ngơi
Chúng ta đều có quyền nghỉ ngơi từ công việc và thư giãn .
25 . Thực phẩm và nơi ở cho mọi người
Chúng ta đều có quyền được hưởng một cuộc sống tốt đẹp . Bà mẹ và trẻ em, người già, người tàn tật, tất cả đều có quyền được chăm sóc.
26 . Quyền được giáo dục
Giáo dục là một quyền. Trường tiểu học nên được miễn phí. Chúng ta nên tìm hiểu về Liên hợp quốc và làm thế nào để có mối quan hệ thuận lợi với những người khác. Cha mẹ của chúng ta có thể chọn những gì cho chúng ta học.
27 . Bản quyền và văn hóa
Bản quyền là một đạo luật đặc biệt bảo vệ sự sáng tạo nghệ thuật và các tác phẩm của một người: Những người khác không thể sao chép mà không có phép . Tất cả chúng ta có quyền theo cách riêng của chúng ta về cuộc sống và thụ hưởng những điều tốt đẹp mà nghệ thuật, khoa học và hiểu biết mang lại.
28 . Một thế giới tự do và công bằng
Phải có trật tự để chúng ta có thể được hưởng các quyền và tự do trong đất nước của chúng ta cũng như ở các nơi trên thế giới .
29 . Trách nhiệm
Chúng ta có trách nhiệm với những người khác và chúng ta nên bảo vệ quyền và tự do của họ .
30 . Không ai có thể lấy đi những quyền và tự do của bạn

./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung